5 điều mẹ bầu nên làm để chuẩn bị chuyển dạ
5 điều mẹ bầu nên làm để chuẩn bị chuyển dạ
40 tuần mang thai, mặc dù là lúc cơ thể bạn đối mặt với nhiều sự thay đổi không mấy thoải mái, nhưng lại là khoảng thời gian vô cùng lý tưởng để bạn tìm hiểu tất cả những kiến thức sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi bước vào giai đoạn mang thai, bạn sẽ cảm thấy mình bước vào một thế giới mới vô vàn kiến thức lạ lẫm, đòi hỏi bạn phải tìm hiểu mỗi ngày để “đối phó” với những thay đổi ở thời điểm hiện tại đồng thời chuẩn bị thật tốt cho những ngày làm mẹ sắp đến gần. Dưới đây là một số cách hay nhất giúp bạn chuẩn bị chuyển dạ một cách chu đáo.
Học về quá trình chuyển dạ và cách rặn sinh
Bạn đã từng nghe nhiều về cơn chuyển dạ, về nỗi đau mà các bà mẹ bầu đều sẽ trải qua, và những viễn cảnh ấy có thể làm bạn thoái chí. Hiện nay, nhiều mẹ bầu thường sẽ chọn tham gia vào lớp học tiền sản – nơi các mẹ sẽ được học về các giai đoạn chuyển dạ, cách hạn chế các cơn đau chuyển dạ, phương pháp hít thở và các công cụ y khoa có thể cần được dùng đến trong quá trình rặn sinh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các hình thức sinh con khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và lựa chọn của bạn, như sinh thường, sinh mổ, sinh thường với gây tê ngoài màng cứng, sinh con dưới nước…
Nếu bạn không có thời gian tham gia vào lớp học tiền sản vào những khoảng thời gian cố định, bạn có thể tìm hiểu thông tin qua sách dạy về mang thai. Những người có sự chuẩn bị về kiến thức sinh sản thường sẽ bước vào giai đoạn chuyển dạ một cách chủ động hơn và mang lại kết quả tốt hơn.
Học hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ đi trước
Trong thời gian tới, bạn chắc chắn sẽ đối với nhiều triệu chứng, hoặc những tình huống chỉ phụ nữ mang thai mới hiểu. Một số vấn đề có thể liệt kê như són tiểu, rạn da, phù nề, trầm cảm sau sinh hay mất hứng thú cho chuyện phòng the.
Không phải tất cả các mẹ bầu đều có cùng trải nghiệm khi mang thai, những triệu chứng xảy ra với người này chưa hẳn sẽ xảy ra với người khác. Tuy nhiên, nếu biết trước và chuẩn bị tâm lý cho những điều này, bạn sẽ đón nhận những vấn đề khó khăn dễ dàng, cũng như biết cách xử lý tốt hơn. Vì vậy, hãy tìm đến một người bạn hoặc “hội các bà mẹ” đáng tin cậy mà bạn quen biết.
Mẹ hoặc mẹ chồng của bạn cũng nên nằm trong danh sách này. Mặc dù, không hẳn sẽ đồng ý hoàn toàn với các kinh nghiệm của ông bà xưa, bạn vẫn sẽ cần một số tư vấn của các mẹ về cách chăm con, hoặc những điều cần tránh khi mang thai và sau khi sinh con.
Những cuộc trò chuyện với anh xã cực kỳ cần thiết
Bạn có biết rằng anh xã có thể giúp bạn rất nhiều trong thời gian chuyển dạ tiền kỳ. Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, bạn chưa thể sinh ngay, nhưng vẫn phải chịu các cơn gò tử cung với tần suất tăng dần. Khi bạn áp dụng những cách giảm đau khi chuyển dạ, anh xã chính là người hỗ trợ cho bạn.
Chính vì vậy, hãy nói cho anh xã biết bạn cần giúp đỡ như thế nào và bạn mong đợi sự ủng hộ từ người bạn đời những gì. Những điểm bất đồng hoặc không hài lòng có thể tạo nên sự mâu thuẫn. Đó là lý do vì sao cả hai người nên thảo luận và bàn bạc trước với nhau.
Lên kế hoạch những việc cần làm khi cơn chuyển dạ bắt đầu
Trước khi cơn chuyển dạ xuất hiện, mẹ bầu cần chuẩn bị một kế hoạch cụ thể về những thứ cần được sắp xếp sẵn sàng trước khi chuyển dạ, những việc mình cần làm, bệnh viện dự sinh và người sẽ ở bên cạnh khi giờ G đã điểm.
Chuẩn bị hành lý cho những ngày bận rộn sắp tới trong bệnh viện
Khi cơn chuyển dạ bắt đầu, điều cuối cùng bạn lo lắng là túi đồ của mình đã đầy đủ và sẵn sàng chưa. Để chuyến đi từ nhà đến bệnh viện sinh bé không quá vội vã vì túi hành lý, bạn nên thu dọn tất cả mọi thứ bạn cần vào túi trước khi đi sinh một vài tuần. Đặc biệt nếu mẹ bầu đã quyết định chọn hình thức sinh mổ, hành lý bạn mang theo cần nhiều hơn và chi tiết hơn.
Tổng hợp