Cà tím rất tốt cho mẹ bầu

Cà tím rất tốt cho mẹ bầu

Vì sao ta lại nói cà tím rất tốt cho mẹ bầu? Vì trong cà tím chứa nhiều acid folic giúp ngừa dị tật bẩm sinh ở não cho thai nhi. Cà tím còn tốt cho các mẹ bầu bị tiểu đường bởi cà tím chứa lượng chất xơ cao, với chỉ số glycemic thấp. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Những tác dụng của cà tím

Cà tím có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được một ester là para-cumarin và delphinidol.

Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.

Cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu, giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins.

Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi…

Trong cà tím có chứa rất nhiều acid folic, kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Acid folic có tác dụng ngừa dị tật bẩm sinh ở não cho thai nhi, bên cạnh đó còn giảm thiểu hàm lượng homocysteine trong máu (homocysteine là một acid amin, nếu quá cao sẽ gây nên hiện tượng cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch).

Ngoài ra, cà tím còn rất tốt cho những mẹ bầu mắc tiểu đường bởi cà tím chứa lượng chất xơ cao, với chỉ số glycemic thấp (những loại rau củ chứa glycemic thấp đều có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa).

2. Những lưu ý khác khi mẹ bầu sử dụng cà tím

Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.

Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những mẹ bầu đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn. Do cà tím có tính hàn nên những mẹ bầu yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.

Mẹ bầu có bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại acid có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.

Cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Vì vậy, bà bầu cần chú ý khi ăn cà tím, nếu phát hiện ra bất kỳ khó chịu nào nhé.

Tổng hợp