Các bà mẹ cần lưu ý khi tập thể dục
Các bà mẹ cần lưu ý khi tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho quá trình mang thai và sinh đẻ của thai phụ.
Tuy nhiên nếu tập không đúng phương pháp thì việc luyện tập có thể đi ngược lại lợi ích với thai phụ và thai nhi.
Vậy trong quá trình tập thể dục thai phụ cần lưu ý gì?
Mỗi tuần thai phụ nên luyện tập ít nhất 3 lần, nên luyện tập ở mức độ nhẹ nhàng, nhịp tim khoảng 140 lần/phút.
Trước khi luyện tập khoảng 20 phút thai phụ nên uống nhiều nước.
Uống nước nhiều đến khi luyện tập ra nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ tỏa nhiệt nhanh, có thể phòng tránh thân nhiệt tăng cao.
Trước khi luyện tập thai phụ phải làm tốt các động tác khởi động khớp xương và cơ bắp.
Khi luyện tập thai phụ cần tăng cường luyện tập sức dẻo dai của đôi chân để làm cho đôi chân có thể thích ứng với tốc độ phát triển nhanh của cơ thể và giảm sự chèn ép của thai nhi đối với bộ phận chân.
Giai đoạn cuối thai kỳ, cần tăng cường luyện tập sức dẻo dai cơ bắp âm đạo để có lợi cho sự sinh nở tự nhiên.
Giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ không nên đi xe đạp, đến giai đoạn giữa thai kỳ thì thai phụ đi xe nhưng không nên đạp nhanh quá, không nên khởi động vội vàng và không nên phanh gấp.
Phụ nữ mang thai khi vận động, luyện tập nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, phải đi giày thể thao, mặc áo nịt ngực.
Thai phụ luyện tập có thể bắt đầu từ đi bộ, tập thể dục, tiếp đến là chạy bộ chậm rồi đi xe đạp, cùng với sự gia tăng trọng lượng cơ thể thì các động tác cũng phải nhẹ nhàng dần.
Phụ nữ mang thai khi luyện tập mà cảm thấy đầu óc quay cuồng, buồn nôn, đau đớn cục bộ, mệt mỏi quá sức thì nên lập tức dừng việc luyện tập lại, nghỉ ngơi và thư giãn.
Nếu thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hoặc ra máu âm đạo thì nên lập tức đến bệnh viện kiểm tra và không nên vận động vội vàng.