Logo Humana Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Humana Việt Nam
    • Tầm nhìn và sứ mệnh
    • Hệ thống phân phối
    • Liên hệ
  • Sự kiện
  • Khuyến mãi
  • Cẩm nang
    • Dành cho Bé
    • Mẹ mang thai và cho con bú
    • Dành cho Cha
    • Chế độ ăn uống cho bé
    • Cho Chuyên Gia
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
    • Liên hệ đặt hàng
    • Tư vấn dinh dưỡng
  • Việt nam
The right Infant Milk for your baby.
  • Trang chủ
  • Nuôi con khỏe
  • Đôi điều về hăm tã có thể các mẹ chưa biết

Đôi điều về hăm tã có thể các mẹ chưa biết

Đôi điều về hăm tã có thể các mẹ chưa biết

Đóng bỉm là cách được hầu hết cha mẹ ưa chuộng khi chăm con vì nó thuận tiện, sạch sẽ. Tuy nhiên, kể từ khi đóng bỉm được ưa chuộng thì hăm tã cũng phát triển theo.

1. Da ướt là nguyên nhân của hăm

Da ẩm ướt là nguyên nhân cơ bản gây hăm. Da mông, bẹn và vùng quấn tã
ướt nước tiểu làm tăng độ pH của da, khiến da dễ bị kích thích và nhiễm
khuẩn hơn. Nếu làn da ướt có chứa các enzym và các chất cặn do phân thì
nguy cơ bị viêm da ở bé càng lớn.


2. Những khu vực dễ bị hăm

Những khu vực thường xuyên cọ sát thì
hay bị hăm rõ rệt, chẳng hạn như bên trong bẹn, phần đùi trong…, nhất
là do đóng bỉm quá chặt.


3. Hăm ở mông

Hăm ở mông thường là kết quả do làn da mông tiếp xúc với enzyme (có
trong phân) hoặc chất kích thích (có trong khăn ướt, dung dịch vệ sinh
cho bé hoặc các loại thuốc bôi).

4. Hăm kết hợp với phan ban khác

Ngoài dấu hiệu hăm đỏ ở vùng quấn tã, ở một số bé còn bị nổi ban ở
những chỗ khác, ngoài vùng quấn tã như khuỷu chân, bắp đùi dưới…

5. Nhiệt độ làm tăng nguy cơ bị hăm

Khi thời tiết nóng bức, kết hợp với một chiếc bỉm chặt và ẩm thì nguy
cơ bị hăm ở bé càng cao. Do đó, nhiều cha mẹ thích “để không” cho con
vào mùa hè để hạn chế nguy cơ hăm cho bé.

6. Tăng tiết bã nhờn

Một số bé có làn da nhờn hơn những bé khác, do tăng tiết bã nhờn sẽ
có xu hướng dễ nổi mụn và bị hăm hơn. Dấu hiệu này thường gặp ở những bé
mới sinh và được cải thiện theo thời gian.

7. Cẩn thận bệnh vảy nến

Ban đóng vảy cứng ở vùng quấn tã, đi kèm với những ban đóng vảy cứng ở
mặt, đầu hay phần đầu ngón tay… thì có thể bé bị bệnh vảy nến.

8. Hăm do một số bệnh hiếm gặp

Một số bệnh như giang mai bẩm sinh, thiếu kẽm, hội chứng
Wiscott-Aldrich hoặc viêm da Jacquet… có dấu hiệu đặc trưng là nổi ban
ở vùng quấn tã. Những bệnh này tuy không phổ biến nhưng cần được phát
hiện và điều trị sớm.

ST


Bài viết cùng chuyên mục

  • Làm sao để con chăm học?
  • Cách chăm sóc bé sơ sinh
  • 4 bước tập bú bình cho bé
  • Xay nhuyễn carrot ăn dặm
  • Chăm sóc trẻ khi trời lạnh
  • Cháo dinh dưỡng có đảm bảo dưỡng chất?
  • Chọn mua quần áo không gây dị ứng cho bé
  • Hễ dạy con là cáu, phải làm sao?
  • Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?
  • Trẻ dễ rối loạn tiêu hóa nếu ăn dặm sớm

Chuyên đề bài viết

  • Dành cho Bé
    • Nuôi con khỏe
    • Sức khỏe bé
  • Mẹ mang thai và cho con bú
    • Mang thai
    • Làm đẹp khi mang thai
    • Thai giáo
    • Dưỡng thai
    • Dinh dưỡng cho các bà mẹ tương lai
    • Tiền sản
    • Sinh nở
    • Thể dục khi mang thai
  • Dành cho Cha
    • Sức khỏe cho cha
    • Cha & Con
  • Cho Chuyên Gia
    • Hội nghị chuyên đề
    • Hỏi & Đáp
  • Chế độ ăn uống cho bé
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Khuyến mãi
  • Sự kiện
  • Tuyển dụng

Tôi thích sản phẩm này!

Thực tế, hợp vệ sinh, an toàn khi sử dụng - bao bì sáng tạo.

Tìm hiểu ngay

Tư vấn cha mẹ

(028) 3 8492 222

Thứ 2-6, 08-17 giờ

info@humana.com.vn

  • © Humana Baby 2019
(028) 3 8492 222
Chát với chúng tôi