Dưỡng thai tháng thứ 3

Dưỡng thai tháng thứ 3

Từ tuần thứ 8 trở đi thể trọng thai nhi có thể đạt từ 8 – 14g, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 6 – 7cm.

Lúc này, hệ xương của bé cứng dần, móng tay và móng chân bắt đầu được hình thành; bé bắt đầu có bộ mặt, đầu, mắt, mũi…

Ở tuần này, da bé vẫn còn mỏng manh, có thể nhìn thấy được cả những mạch máu và tim qua lớp da.

Cơ quan sinh dục của thai nhi đã phát triển, có thể phân biệt được giới tính. Dây rốn dần dần dài và thai nhi vận động tự do trong nước ối.

Thai nhi không ngừng tăng trưởng nên tử cung của người mẹ dần dần to lên, nhưng nhìn bên ngoài người ta vẫn chưa nhận ra rõ sự thay đổi này.

Đến tuần thứ 11, tử cung to bằng nắm tay, đè lên bàng quang nên bà bầu thường đi tiểu nhiều và dẫn đến một số hiện tượng như: táo bón, bệnh tả…

Ngoài ra, đầu vú có những sắc tố chìm, chất dịch trong âm đạo tăng nhiều… Những phản ứng mang thai ban đầu biểu hiện rõ ràng nhất là vào tuần thứ 8 và thứ 9, đến tuần thứ 10 và 11 sẽ từ từ giảm bớt.

Theo thống kê, khoảng 70 – 80% số vụ sảy thai là phát sinh vào tuần thứ 12, do đó thai phụ phải đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Thời gian này rất dễ bị sảy thai, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày, thai phụ không nên hoạt động và vận động thể thao quá mạnh; tránh mệt mỏi; tránh những động tác như cúi gập lưng, hay đè lên bụng.

Phải đặc biệt chú ý khi mang vật nặng, khi lên, xuống cầu thang, ngồi nhặt đồ, đứng lâu, đi giày cao gót khoảng 3cm trở lên, khiêu vũ; tránh làm việc trong môi trường nước; phải luôn giữ ấm phần bụng, đặc biệt là khi ngủ…

Mùa đông hạn chế ra ngoài, thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm và tắm xong nên giữ
ấm, tránh cảm lạnh.

Chú ý phòng chống các bệnh truyền nhiễm

Những người mắc bệnh cảm cúm có thể dẫn đến việc thai nhi bị dị tật như: sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, trí lực thấp, thiếu mắt bẩm sinh…

Thai phụ cần phải tránh xa những chất có hại: thiếc, benzen, magie… phòng chống khí độc trong gas để phòng chống thai nhi dị hình và sảy thai, vì thời gian mà thai nhi có nguy cơ dị hình ngũ quan cao nhất là sau khi thụ tinh từ 15 – 27 ngày.

Cụ thể: mắt từ 24 – 29 ngày, tim từ 20 – 29 ngày, tứ chi từ 24  – 36 ngày; cơ quan sinh dục từ 28 – 62 ngày.

Do vậy, ở đầu thời kỳ mang thai, thai phụ phải tăng cường bảo vệ, đề phòng thai nhi bị dị hình.

Kiểm tra sức khoẻ trước khi sinh

Chậm nhất là thời kỳ này đi khám lần đầu và đi khám sức khoẻ định kỳ.

Nếu thấy đau bụng dưới hoặc âm đạo ra máu thì không nên chủ quan và phải đến bệnh viện để kiểm tra.

Kiên trì tập luyện thể dục

Để giữ gìn sức khoẻ và dưỡng thai thì bà bầu có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, đơn giản làm giảm mệt mỏi các cơ, giảm cảm giác nặng nề ở dưới bụng, thả lỏng cơ vai và cơ ở xương chậu.

Lưu ý, trước khi tập thể dục, thai phụ phải đi vệ sinh và nếu có dấu hiệu sảy thai, tuyệt đối
không được vận động và đến ngay bệnh viện.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Lựa chọn thức ăn có dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ.

Nên ăn làm nhiều bữa, ăn nhiều hoa quả, uống ít nước trước khi ăn cơm, có thể uống thêm một lượng lớn nước hoa quả và sữa bột…

Nếu thai phụ luôn có cảm giác buồn nôn thì vẫn nên cố gắng ăn, đừng vì sợ nôn mà bỏ ăn, khiến thai nhi sẽ không đủ chất dinh dưỡng.

Sử dụng vitamin B6

Để khắc phục tình trạng buồn nôn và không muốn ăn…, thai phụ có thể dùng một lượng vitamin B6 thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: không uống nhiều, hoặc dùng một lượng lớn trong một thời gian dài, tránh gây nhiễm độc, ảnh hưởng đến thai nhi.

Chống bệnh táo bón

Do thời kỳ mang thai, chất kích tố tăng cao, tử cung to dần và chèn ruột.

Do đó dễ sinh ra bệnh táo bón, bệnh trĩ. Vì thế, thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất sơ như: hoa quả, rau, các loại đậu, uống các loại sữa, tiếp đến là vận động thích hợp.

Chú ý giữ gìn sức khoẻ ở chân

Nhiều phụ nữ mang thai tháng thứ 3, chân  bị phù và dần phát triển xuống đùi, bàn chân làm cho việc đi đứng khó khăn, tuần hoàn máu không thông.

Khi trọng lượng cơ thể thai phụ ngày càng tăng thì sức nặng của cơ thể dồn lên hai chân, làm chân càng chịu áp lực lớn, dẫn đến đau lưng.

Vì vậy, thai phụ nên ăn mặc thoáng, rộng rãi, đi giày vải để giảm bớt phù chân và giảm gánh nặng ở vai.