Dưỡng thai tháng thứ 8

Dưỡng thai tháng thứ 8

Thai nhi ở tháng thứ 8 (29 – 32 tuần), chiều dài toàn thân của bé khoảng 42cm, cân nặng khoảng 1,8 kg. Da của thai nhi đã hồng hào, lớp mỡ dưới da đã dày thêm.

Lúc này, lượng nước ối không tăng thêm nữa, thân thể thai nhi dựa hết vào thành tử cung và vị trí của thai nhi bắt đầu cố định.

Do đầu thai nhi nặng nên đầu thai nhi thường hướng xuống phía dưới.

Các cơ quan sinh trưởng của thai nhi cơ bản đã hoàn tất, các chức năng của dạ dày, ruột, thận, thần kinh thính giác đã hoàn thiện.

Phổi và não, hệ thống thần kinh đều phát triển đến trình độ nhất định.

Các cơ thịt đã phát triển rất nhanh, hoạt động của thai nhi ngày càng nhiều.

Vào tháng này, nếu sinh non và có điều kiện chăm sóc tốt thì vẫn có thể bảo tồn được cuộc sống cho bé.

Ở tháng này, đáy tử cung của thai phụ cao khoảng 28 – 30 cm, hướng sau nên đè, áp vào tim, dạ dày, làm cho tim đập nhanh, khó thở, bức bách dạ dày và ruột.

Thai phụ chú ý bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi

Dự phòng chứng cao huyết áp ở bà bầu

Mang thai bị tổng hợpcác loại triệu chứng của bệnh cao huyết áp có thể gây tử vong cho người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi như: chậm phát triển, bị ngạt, chết hoặc bé được sinh ra không hoàn thiện cơ thể …

Vì vậy, người mắc bệnh huyết áp khi mang thai cần phải chú ý

Thai phụ nên định sẵn thời gian khám ngoại trú và khoảng 2 tuần đi khám một lần để sớm
chẩn đoán và trị liệu. Nếu bệnh nhẹ thì nên cố gắng chữa triệt để.

Ăn uống điều độ. Nên ăn nhạt cùng với việc khống chế lượng nước vào cơ thể

Nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều hàm lượng chất lòng trắng trứng, nhưng mỗi lần ăn với số lượng nhỏ và nên ăn làm nhiều lần.

Tránh bị quá mệt. Cần ngủ đủ, giữ tinh thần thoải mái và không làm việc quá sức.

Tránh sinh non. Chú ý theo dõi hiện tượng chảy máu.

Nếu cảm thấy tử cung co bức, gây đau hoặc phát trướng lên thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi.

Nếu thấy ra máu, cần đến bệnh viện để khám và điều trị.

Không nên tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí. Nếu đi dạo thì nên có người đi cùng.

Giữ an toàn. Các động tác như: đi bộ; lên, xuống cầu thang, thang máy cần chú ý để chân vững chắc, tránh việc trơn trượt, gây ngã.

Nghỉ ngơi hợp lý. Phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và giữ tinh thần luôn ổn định.

Luôn phòng các bệnh truyền nhiễm và bệnh mãn tính như: bệnh tim, gan, thận và bệnh thiếu máu.

Đây là những bệnh rất nghiêm trọng, cùng phát các chứng trong quá trình mang thai.

 Massage cho thân thể

Massage nhẹ cho bầu vú khoảng 5 phút vào mỗi tối trước khi đi ngủ, giúp thông các tuyến mạch trong vú.

Đây được coi là công tác chuẩn bị núm vú.

Xoa bóp các bộ phận dưới chân. Trước khi đi ngủ, nên xoa bóp chân cho máu dễ lưu thông và giúp ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, gác chân lên cao một chút khi ngủ cũng phòng được việc chân bị co rút và thai phụ không nên gối đầu quá cao.

Thai phụ nên thường xuyên đi bộ để kích thích vào cơ quan liên hệ trong 60 huyệt vị dưới chân, tăng cường sự tuần hoàn mạch máu.

Điều này rất tốt đối với thai nhi và người mẹ.

Chú ý đội mũ, nón hoặc ô che nắng khi đi ra ngoài, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, đề phòng da mặt bị cháy, gây nổi các nốt đỏ.

Chú ý ăn uống hợp lý

Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.

Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.

Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.

Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…

Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau : gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.

(theo mangthai)