Dưỡng thai tháng thứ 9

Dưỡng thai tháng thứ 9

Ở tháng thứ 9 (33 – 36 tuần), thai nhi dài khoảng 46 cm, thể trọng đạt khoảng 2,75 kg; da của bé sáng và có màu sắc hồng hào hơn, lông trên cơ thể dần rụng hết, móng chân và móng tay đã dài ra.

Nội tạng phát triển đầy đủ, phổi, dạ dày đã có khả năng hô hấp và tiêu hoá.

Hạt tinh hoàn của bé trai đã hạ xuống đến bìu dái; ở bé gái, âm vật cũng như môi âm đạo hiện rõ, hai bên hình thành nếp.

Lúc này, thai nhi hoạt động mạnh và nhiều nên tay và chân có thể đạp mạnh vào thành bụng của người mẹ.

Nếu sinh non ở giai đoạn này và được chăm sóc tốt thì thai nhi có thể sống và sinh trưởng bình thường.

Đến tháng thứ 9, đáy tử cung của thai phụ cao 28 – 30 cm và to rộng ra, ép cơ tim và dạ dày, dẫn đến tim đập nhanh hơn, hơi thở ngắn hơn, tinh thần thường lo lắng, dạ dày thì trương lên…, thường đi tiểu nhiều lần và sau khi đi vẫn có cảm giác chưa hết nước tiểu.

Thời gian này, thai phụ luôn mong đến ngày sinh, nhưng lại rất lo lắng.

Thai phụ cần chú ý

Nghỉ ngơi

Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục.

Thời gian mang thai tháng thứ 9 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối.

Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng.

Khi nghỉ ngơi cần lưu ý cho nghiêng bụng để cho thoải mái, nhưng cần chú ý thay đổi tư thế.

Chuẩn bị tốt để sinh con

Cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trước khi sinh như: áo ngủ, áo ngoài, áo lót, quần lót, khăn vệ sinh, giầy, tất, tất dày, bảo vệ cho ấm, dụng cụ súc miệng, thực phẩm…

Chuẩn bị các vật dụng cho đứa trẻ mới chào đời như: quần áo (áo thân dài, áo ngủ, áo trong, quần phòng nước, màn, mũ, tất tay và chân…), tã, bỉm, khăn và thảm khăn lông, bồn tắm, dụng cụ tắm cho trẻ, dụng cụ cho trẻ bú sữa, nôi và giường cho trẻ.

Thai phụ chuẩn bị sinh con thì cần luyện tập quá trình phối hợp với bác sĩ để sinh con như thế nào, tập thở, xoa bóp và các động tác áp chế khi sinh để việc sinh con được diễn ra thuận lợi.

Sắp xếp và dự phòng khả năng nằm viện, sẽ bàn bạc cùng chồng và người thân trong gia đình

Ngoài ra, sau khi sinh và nằm viện, người mẹ và con trẻ cần phải có thời gian nghỉ ngơi.

Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi sinh là hết sức quan trọng để chào đón bé ra đời.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.

Sắp đến lúc sinh thì cần kiểm tra thời gian

Khi gần đến ngày sinh, bà bầu cần duy trì việc khám thai theo từng tuần.

Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.

Cần chú ý âm đạo bị chảy máu

Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này.

Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ.

Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

Chế độ ăn uống

Mỗi bữa không cần ăn nhiều, nhưng nên ăn nhiều bữa. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thức ăn phải phong phú và đảm bảo chất dinh dưỡng.

Hạt tinh hoàn của bé trai đã hạ xuống đến bìu dái; ở bé gái, âm vật cũng như môi âm đạo hiện rõ, hai bên hình thành nếp.

Lúc này, thai nhi hoạt động mạnh và nhiều nên tay và chân có thể đạp mạnh vào thành bụng của người mẹ.

Nếu sinh non ở giai đoạn này và được chăm sóc tốt thì thai nhi có thể sống và sinh trưởng bình thường.

Đến tháng thứ 9, đáy tử cung của thai phụ cao 28 – 30 cm và to rộng ra, ép cơ tim và dạ dày, dẫn đến tim đập nhanh hơn, hơi thở ngắn hơn, tinh thần thường lo lắng, dạ dày thì trương lên…, thường đi tiểu nhiều lần và sau khi đi vẫn có cảm giác chưa hết nước tiểu.

Thời gian này, thai phụ luôn mong đến ngày sinh, nhưng lại rất lo lắng.

Thai phụ cần chú ý

Nghỉ ngơi

Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối.

Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng. Khi nghỉ ngơi cần lưu ý cho nghiêng bụng để cho thoải mái, nhưng cần chú ý thay đổi tư thế.

Chuẩn bị tốt để sinh con

Cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trước khi sinh như: áo ngủ, áo ngoài, áo lót, quần lót, khăn vệ sinh, giầy, tất, tất dày, bảo vệ cho ấm, dụng cụ súc miệng, thực phẩm…

Chuẩn bị các vật dụng cho đứa trẻ mới chào đời như: quần áo (áo thân dài, áo ngủ, áo trong, quần phòng nước, màn, mũ, tất tay và chân…), tã, bỉm, khăn và thảm khăn lông, bồn tắm, dụng cụ tắm cho trẻ, dụng cụ cho trẻ bú sữa, nôi và giường cho trẻ.

Thai phụ chuẩn bị sinh con thì cần luyện tập quá trình phối hợp với bác sĩ để sinh con như thế nào, tập thở, xoa bóp và các động tác áp chế khi sinh để việc sinh con được diễn ra thuận lợi.

Sắp xếp và dự phòng khả năng nằm viện, sẽ bàn bạc cùng chồng và người thân trong gia đình.

Ngoài ra, sau khi sinh và nằm viện, người mẹ và con trẻ cần phải có thời gian nghỉ ngơi.

Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi sinh là hết sức quan trọng để chào đón bé ra đời.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.

Sắp đến lúc sinh thì cần kiểm tra thời gian

Khi gần đến ngày sinh, bà bầu cần duy trì việc khám thai theo từng tuần.

Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.

Cần chú ý âm đạo bị chảy máu

Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này.

Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ.

Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

Chế độ ăn uống

Mỗi bữa không cần ăn nhiều, nhưng nên ăn nhiều bữa. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Thức ăn phải phong phú và đảm bảo chất dinh dưỡng.

Cách thức luyện tập cách thức bổ trợ cho sinh con

Cần nắm vững kỹ thuật hơi thở để cho quá trình sinh con được thuận lợi, cũng như giảm bớt đau trong quá trình sinh con.

Quá trình luyện tập nên bắt đầu từ tuần thứ 32, nếu quá sớm có trường hợp dẫn đến sinh non.

Nắm vững kỹ thuật luyện hơi thở, tránh luyện tập khi mắt mờ và trong người có cảm giác hoang mang, lo lắng.

Luyện tập về hơi thở cho sinh con: nằm ngửa, hít khí sâu vào miệng, trong miệng nhẩm đếm 1, 2, 3, 4, 5… để có giác về hơi thở trong cơ thể, sau đó chầm chậm thở ra từ mũi hoặc miệng, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hút khí vào.

Làm đi làm lại từ 4 – 5 lần để cho hơi thở ngắn và ít hơn một chút, sau đó khôi phục trạng thái thở tự nhiên bình thường.

(theo mangthai)