Giai đoạn tống thai: Sự chào đời
Giai đoạn tống thai: Sự chào đời
Khi giãn nở đã trọn vẹn, giai đoạn thứ hai của việc sinh đẻ sẽ bắt đầu. Ở giai đoạn này, các co bóp gần nhau hơn và kéo dài hơn. Đầu đứa trẻ tựa trên các cơ đáy chậu, việc tựa này khiến bạn có nhu cầu rặn. Nếu như trong giai đoạn giãn nở bạn phải chịu đựng các đợt co bóp, không rặn đẻ và tập trung thư giãn thì ở giai đoạn này việc rặn đẻ là việc làm chính của bạn. Bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ khi rặn đẻ.
Ý nghĩa của việc rặn đẻ
Bạn đang tham gia tích cực vào việc giúp trẻ chào đời dễ dàng thuận tiện và nhanh chóng, việc rặn đẻ của bạn sẽ giúp cho tử cung làm việc để đẩy đứa con về phía trước.
Đứa trẻ đang ra khỏi đường hầm xương của khung chậu, nó sẽ vượt qua đường hầm mềm mại hơn được cấu tạo bởi âm đạo và đáy chậu.
Các cố gắng rặn của bạn, cộng với công việc của tử cung, sẽ giúp cho đầu đứa trẻ vượt qua những chướng ngại.
Giai đoạn tống thai này không phải là giai đoạn khó khăn với bạn vì nếu bạn rặn hết sức lực, họ sẽ không còn cảm thấy cơn đau của co bóp tử cung, cơn đau bị vùi dưới sự cố gắng.
Những việc bạn cần làm trong giai đoạn này
Hạ cơ hoành và co bóp các cơ bụng. Tử cung, bị éo từ trên xuống dưới bởi cơ hoành, từ trước ra sau do các cơ bụng, sẽ gia tăng sức ép của nó trên đứa con.
Nhưng điều quan trọng là những cố gắng rặn của bạn phải ăn khớp nhịp nhàng với các cơn co bóp. Để đạt được kết quả tốt, bạn nên tiến hành như sau:
Trước khi co bóp
Bạn hãy đặt mình trong tư thế tống ra: Lưng nâng lên, bắp đùi dạng ra, hai chận để trong bàn đạp.
Đây là tư thế sinh đẻ cổ điển. Trong tư thế này hãy buông lỏng đáy chậu. Hãy hít thở toàn thân.
Trong lúc co bóp
Ngậm miệng, hít vào thở sâu, nhờ đó bạn hạ thấp tối đa cơ hoành. Khi hít vào tối đa, bạn hãy ngưng hơi thở của bạn.
Rồi bạn hãy co mạnh cơ bụng từ dạ dày để tựa trên đứa trẻ và đẩy nó về phía trước. Trong khi cố gắng giữ cho đáy chậu thật giãn.
Để rặn được tốt, bạn hãy dùng hai tay nắm thanh đỡ bàn đạp và kéo mạnh trên hai tay. Khi cố sức, đôi vai bạn nâng lên khỏi giường nằm: bạn hãy cong lưng, cúi đầu xuống trên ngực.
Nếu bạn không thể ngưng hơi thở của bạn lâu bằng thời gian co bóp, bạn nên tống hơi trong phổi ra, bằng đường miệng, nhanh chóng hớp lại ngụm không khí, ngưng thở một lần nữa và tiếp tục rặn cho đến khi co bóp chấm dứt.
Sau đợt co bóp
Bạn vừa thực hiện một số cố gắng, lúc này bạn hãy hít vào và thở ra thật sâu.
Giữa hai đợt co bóp
Buông lỏng cơ để lấy lại sức và thở bình thường
Ngoài sự chỉ dẫn của thầy thuốc, bạn không nên rặn giữa hai đợt co bóp.
Khi nào không cần rặn đẻ
Đó là khi đầu của trẻ đã bắt đầu chui ra khỏi tử cung đến âm hộ, bác sỹ đã có thể nhìn thấy mái tóc của trẻ.
Mỗi lần co bóp âm hộ sẽ giãn ra nhiều hơn và phần lớn cái đầu đang hiện ra. Lúc này bác sỹ sẽ yêu cầu bạn không rặn đẻ nữa, vì nếu bạn cố gắng rặn bạn sẽ có nguy cơ đẩy đầu đứa trẻ ra ngoài một cách đột ngột làm rách cơ đáy chậu.
Thời điểm này bạn không nên ngẩng đầu lên, bạn hãy nằm và hít thở nhanh và sâu (hay còn gọi là thở hổn hển).
Những cách rặn đẻ
“Hít vào, ngưng thở, rặn”
Đó là điều căn bản của kỹ thuật đẻ cổ điển. Theo cách đẻ trước kia thì cách rặn này thực hiện trong suốt thời gian tống thai.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu của các bác sỹ sản khoa gần đây thì nên dùng phương pháp này chỉ áp dụng vào đầu giai đoạn tống thai cho đến khi đầu đứa trẻ làm căng vùng đáy chậu và âm hộ.
“Thở ra và nén lại”
Khi phản xạ rặn xảy ra, các cơ bụng co thắt lại một cách tự nhiên trên đứa bé và đẩy nó về phía trước.
Vào lúc đó, người mẹ không phải ráng sức rặn đứa trẻ về phía dưới mà họ “kéo” đứa trẻ lui lại, bằng cách để nó lướt qua đáy chậy đang mở ra phía trước nó.
Việc rặn này được thực hiện tốt hơn khi mẹ ngồi xổm hoặc ngồi bệt và trong tư thế này người mẹ có thể vươn mình: chẳng hạn như bằng cách bám vào cổ của chồng, hoặc bằng một thanh ngang hoặc được đỡ phía dưới nách.
Tình trạng vươn mình này làm tăng cường việc siết chặt bụng và buông lỏng đáy chậu.
Nếu không ta có thể bố trí tư thế sinh đẻ cổ điển: Nằm ngửa, hai đầu gối đưa lên ngực, người mẹ dùng tay đẩy ngược hai đầu gối ngược trở lại.
Khi làm động tác này họ làm tăng sức ép lên bụng.
(theo mangthai)