Giải quyết xung đột giữa bố và con trai

Giải quyết xung đột giữa bố và con trai

Ở một vài trường hợp, quan hệ giữa bố và con trai trở nên căng thẳng,nhưng có những ông bố thì lại rất hợp với con trai mình.


1.   Hãy tìm điểm chung

Nói thật là đừng để đến khi con lớn thì những ông bố mới nên gần gũi con, mà hãy gần con, chơi với con từ khi con còn bé.

Khi con trai lớn hơn một chút, những ông bố cũng có thể có những hoạt động chung như chơi thể thao cùng nhau, làm vườn cùng nhau, và cùng nhau giúp mẹ làm việc nhà. Những hoạt động thể chất sẽ giúp mối quan hệ cha con tốt hơn. Thật ra có nhiều cách để dành thời gian bên nhau như cùng đi leo núi, cắm trại, câu cá, v.v.

Các ông bố cũng không nên quá bận bịu công việc mà quên mất thời gian dành cho con bởi hầu hết những đứa con vẫn chỉ là những đứa trẻ.

Nếu con trai và bố cùng thích chơi cờ, tại sao không cùng ngồi và chơi nhỉ? Con trai cũng có thể hỏi bố về bài tập mình làm, những hoạt động ở trường, hay về thầy cô, bè bạn.


2.   Biết lắng nghe

Biết lắng nghe là cả một nghệ thuật và trong mối quan hệ giữa bố và con trai, lắng nghe là điều cần thiết để hai bên thuận hòa. Điều này có vẻ như đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mối quan hệ. 

Phần lớn mối quan hệ cha con bất hòa bởi tính nóng nảy, tự trọng được đẩy lên quá cao và chúng ta mất kiểm soát hành vi của mình. Con trai cũng có nhiều thứ để tâm sự và vì thế, con cần có người lắng nghe con nói. Bố hãy giải thích và dạy con theo cách của bố, dù biết rằng đây là nhiệm vụ không phải dễ dàng gì.

3.   Con trai đã lớn

Con trai của bố dường như trưởng thành hơn bố tưởng. Đó là sự thật. Thực tế thì cha mẹ luôn xem con cái như những đứa trẻ, nhưng hãy xem xem, con bạn đã lớn rồi, chiều cao, cân nặng cũng đã vượt trội lắm rồi.

Những buổi họp mặt gia đình, con có thể đã biết bày tỏ ý kiến của riêng mình, vậy nên đừng xem thường những ý kiến của con bởi vì có những thứ bố còn phải học hỏi con đấy.

Con đã biết sửa xe, biết sửa nhà, làm vườn và vạch ra những kế hoạch cho tương lai. Vậy hãy lắng nghe và giúp con hoàn thành những  kế hoạch, ý tưởng đó. Chắc chắn con bạn sẽ rất biết ơn vì đã có bố âm thầm ủng hộ, theo dõi.

4.   Không nên tránh những cuộc tranh luận

Con trai bạn đã lớn rồi, cậu bé ngày nào giờ đã trở thành một thanh niên thực thụ. Giờ là lúc bố định hướng hoặc khuyên con về công việc, những mối quan hệ bạn bè, và cả chuyện yêu đương nữa. Bố có lời khuyên nào không? Chắc chắn con sẽ cần lời khuyên của bố đấy. Và con trai cũng nên lắng nghe và thấu hiểu những gì bố nói nhé, bởi bố là người có nhiều kinh nghiệm hơn con.

Trong những cuộc nói chuyện,khó tránh khỏi những cuộc tranh luận, vậy hãy cứ tranh luận và đưa ra ý kiến của mình, nhưng không nên xung đột.

5.   Hãy dạy con những điều tốt đẹp

Thật ra thì có nhiều quan điểm khác nhau về việc dạy con trai, và làm sao để lớn lên con tránh xa những tệ nạn xã hội khi TV, điện thoại,máy tình tràn lan những hình ảnh không mấy tốt đẹp. Hãy dạy con bằng cách làm gương cho con những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ví dụ, bố thể hiện là một người đàn ông có trách nhiệm khi luôn quan tâm đến mẹ và của con. Bố cũng là người giỏi trong công việc, bố không phải là người hút thuốc, không phải là người nghiện rượu, v.v

Đó là những điều tốt đẹp con cần được học, tuy nhiên, các ông bố cũng không nên né tránh những câu hỏi của con về tệ nạn xã hội, những việc làm xấu. Dĩ nhiên, con trai cũng phải biết rằng, bố làm mọi việc vì con, yêu con theo cách riêng của mình.

Cũng có những cặp bố con đã là bạn và rất hợp nhau từ lúc con còn nhỏ,nhưng không phải ai cũng có may mắn đó, cả bố và con trai phải cố gắng, thấu hiểu, yêu thương thì mới có một mối quan hệ tốt đẹp.

Tổng hợp