Lợi và bất lợi của quả chanh
Lợi và bất lợi của quả chanh
Chanh là loại cây được trồng rộng rãi trên thế giới. Quả chanh thường được chế biến làm nước giải khát, làm gia vị nêm vào khi nấu nướng, dùng để làm bánh…
Với phụ nữ mang thai, chanh có nhiều tác dụng như sau:
– Chanh
kích thích tiết nước bọt, nhờ thế mà có tác dụng làm sạch miệng. Điều
này giúp giảm cảm giác ghê cổ, buồn nôn cho người mẹ.
– Chanh
giúp loại bỏ đờm trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa tắc nghẽn đường tiêu
hóa. Bởi vậy, nó giúp tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón – rắc rối phổ biến
nhất trong thai kỳ.
– Hàm lượng axit citric của chanh có tác dụng tiêu diệt giun trong ruột.
– Tác dụng chống vi khuẩn của chanh giúp phòng tránh sốt và nhiễm trùng cho thai phụ.
– Chanh
còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, C,
thiamin, niacin, canxi, folate, phốtpho, magiê, đồng, mangan, axit
panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất
này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có
vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.
– Nước chanh còn có tác dụng phòng cảm lạnh cho bà bầu.
Yếu tố bất lợi của chanh
– Trong nửa cuối của thai kỳ, chứng ợ nóng sẽ xuất hiện nhiều hơn và ợ nóng có thể trầm trọng hơn do tiêu thụ chanh.
– Trong
thời kỳ mang thai, sức khỏe răng miệng trở nên nhạy cảm hơn. Hàm lượng
axit citric từ quả chanh có thể làm tổn hại men răng, dẫn tới các vấn đề
về răng cho thai phụ.
– Chanh không chứa protein nên không hỗ trợ tối đa sự phát triển của thai nhi.
– Hàm lượng axit nitric có thể làm một số người mẹ bị đau họng.
Theo Mevabe