Mẹ không nên la hét khi vượt cạn
Mẹ không nên la hét khi vượt cạn
Hầu hết các mẹ sinh thường đều cảm thấy khá đau đớn. Và trong quá trình chuyển dạ, do không thể chịu đựng được cơn đau của quá trình co bóp của tử cung nên cũng ra sức la hét với hy vọng giảm được cơn đau. Tuy nhiên, điều đó không hề tốt cho quá trình sinh nở tí nào cả.
1. Vì sao mẹ không nên la hét lúc vượt cạn?
Việc la hét trong lúc sinh chỉ làm mẹ bị tiêu hao năng lượng và sức lực đồng ảnh hưởng đến việc dùng lực bình thường của mình, làm kéo dài quá trình sinh con.
Việc la hét đã làm cho mẹ bị mệt mỏi sẽ không còn sức để rặn đẻ nữa. Điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm cho em bé. Khi la hét, mẹ thường nuốt một lượng khí lớn vào trong, dẫn đến ruột bị đầy hơi. Ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và ruột, đến nỗi không thể ăn uống bình thường, kèm theo nôn mửa, khó tiêu… Điều này ảnh hưởng đến tính nhịp nhàng của quá trình co bóp tử cung.
Khóc lóc liên tục cũng dễ làm cho việc co bóp của tử cung thiếu lực, hay cổ tử cung không thể mở rộng, gây hiện tượng đình trệ trong quá trình sinh sản hoặc có thể làm cho đầu thai nhi không thuận lợi hạ xuống theo chức năng sinh đẻ bình thường được hoặc thai nhi xoay chuyển bên trong dẫn đến khó sinh.
La hét, khóc lóc là hành động không tốt, để lại ấn tượng xấu đối với người khác đồng thời làm cho người khác căng thẳng, không biết phải xử trí thế nào, khó phối hợp với những điều phục vụ cần thiết mà nhân viên khoa sản đưa ra. La hét quá độ làm cản trở công việc của nhân viên y tế, ảnh hưởng đến các mẹ bầu khác đang chờ sinh, làm cho họ căng thẳng tinh thần.
2. Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ?
Với những yếu tố bất lợi do la hét mang lại, nên khi chuyển dạ, trước hết mẹ phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng cơn đau do co bóp tử tưng, làm tốt việc tự điều chế tâm lý, tinh thần, thư giãn, không nên sợ đau.
Ngoài ra, mẹ cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ phụ sản để điều tiết sự rặn đẻ và tập thở, tập lấy hơi như thế nào để giúp quá trình sinh diễn ra một cách thuận lợi.
Nếu mẹ chỉ tập trung vào việc kêu khóc mà quên đi vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình là rặn, thở sẽ ảnh hưởng không tốt không chỉ cho bạn mà còn cho cả thai nhi.
Bạn cũng không nên quá lo lắng rằng mình không biết rặn thở như thế nào là hợp lý. Bác sĩ phụ sản sẽ cho bạn lời khuyên rất bổ ích ngay tại phòng sinh. Nếu bạn muốn chuẩn bị trước cách tập thở và rặn đẻ để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, bạn có thể tham khảo trước những bài viết hướng dẫn cách thở khi chuyển dạ, cách trấn an tinh thần để cuộc vượt cạn được thành công.
Tổng hợp