Những nguyên nhân gây phù phổ biến
Những nguyên nhân gây phù phổ biến
Phù là một dấu hiệu bình thường của thai kỳ, gây ra bởi máu và chất lỏng bổ sung (trong thời gian mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% máu và dịch cơ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển cho bào thai).
Phù là một dấu hiệu bình
thường của thai kỳ, gây ra bởi máu và chất lỏng bổ sung (trong thời gian
mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% máu và dịch cơ thể để đáp ứng nhu
cầu phát triển cho bào thai). Phù thường xuất hiện ở tay, mặt, chân,
nhất là mắt cá chân và bàn chân.
Sự
gia tăng chất lỏng trong cơ thể người mẹ là cần thiết để làm mềm cơ
thể, cho phép cơ thể mẹ “nở rộng” khi em bé phát triển. Thừa chất lỏng
cũng giúp khớp xương chậu và các mô tế bào giãn ra khi em bé chào đời.
Chất lỏng thừa chiếm khoảng 25% trọng lượng tăng thêm trong thời gian
mang thai.
Những nguyên nhân phù phổ biến
Phù
có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng nó phổ biến
hơn ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối. Các nguyên nhân gây phù
thường gặp như sau:
– Đứng lâu.
– Chế độ ăn ít kali.
– Tiêu thụ nhiều caffein.
– Ăn nhiều natri (muối).
– Một ngày làm việc vất vả.
– Thời tiết nóng bức mùa hè.
Phù nhẹ là bình thường khi mang thai. Tuy nhiên,
nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì có thể là dấu hiệu của tiền sản
giật. Điều quan trọng là bạn cần đi khám nếu bị phù đột ngột.
Điều bạn nên làm để giảm phù
Có thể giảm phù bằng ăn nhiều món có kali như chuối, tránh caffein. Dưới đây là một số gợi ý giảm phù khác:
– Tránh đứng trong thời gian dài.
– Giảm thời gian ở ngoài trời khi nóng bức.
– Kê chân khi ngồi.
– Đi những đôi giày thoải mái, tránh giày cao gót.
– Tránh quần áo chật thắt chặt quanh cổ tay hoặc mắt cá chân.
– Nghỉ ngơi và bơi trong hồ bơi.
– Dùng gạc lạnh chườm vào chỗ bị phù.
– Uống nước lọc giúp lọc rửa cơ thể, giảm khả năng trữ nước.
– Giảm natri (muối). Tránh bỏ thêm muối khi nấu ăn.
Theo Mevabe