Phát triển trí não ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
Phát triển trí não ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
Càng ngày, bạn càng thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ bé hiểu những gì bạn nói, cho dù bé chưa thể nói chuyện được.
Bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Bây giờ bé bắt đầu hiểu về môi trường xung quanh và trí nhớ của bé dần dần phát triển – bé có thể biết trước nếp sinh hoạt hàng ngày và cách chơi các trò quen thuộc.
Hãy quan sát điều này ở các bé :
- Yêu thích hình ảnh mình trong gương đến mức vỗ vào gương – bé cũng vỗ vào mặt bạn để cho biết bé rất thương mến bạn và bé đang làm quen với cảm giác yêu thương cùng với cách biểu lộ đó.
- Nhận biết tên mình và có phản ứng khi được gọi.
- Bắt chước những động tác của bạn – nếu bạn thè lưỡi ra, bé sẽ làm theo.
- Biết trước trình tự của các trò đơn giản mà bé thường hay chơi.
- Biết tìm ra vật được giấu một phần dưới vải và thích chơi trò “ú òa” với bạn.
- Gần hiểu được nghĩa của từ “không” – bé đáp ứng bằng cách ngừng động tác, thu người lại và nhìn bạn để chờ ý kiến (lúc này bạn nên lặp lại lời nói “không!”)
- Ý nghĩ và lời nói của bé bắt đầu trôi chảy, bé thích chơi với hai bàn tay, nhất là trò chơi vỗ tay và thường cố gắng bắt chước tiếng kêu của động vật khi thấy bạn làm.
- Cho bé xem hình ảnh cùng với con vật thật để bé nhận biết các đặc điểm của chúng – trông thế nào, kêu ra sao, biết làm gì.
- Bé thích xem sách thuộc mọi thể loại.
Bé từ 7 – 8 tháng tuổi
Càng ngày, bạn càng thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ bé hiểu những gì bạn nói, cho dù bé chưa thể nói chuyện được. Trong thời gian này, bé:
- Có thể nhớ những khái niệm phản nghĩa thông qua sờ mó (như nóng/lạnh; cứng/mềm).
- Hiểu một chút về sự khác nhau (áo của mẹ/áo của bé).
- Có thể ước đoán kích cỡ các vật thể ở cách bé đến 1m.
- Hiểu được những cụm từ gắn liền với thói quen hàng ngày, vì vậy khi bạn đi vào phòng tắm, bé sẽ hiểu “đến giờ tắm rồi”.
- Hiểu rằng “không!” có nghĩa là phải ngừng, không được làm, hoặc không được sờ vào.
- Tỏ rõ quyết tâm và lấy cho bằng được món đồ mà bé muốn – bé rất kiên trì, nếu không được thì la khóc.
- Vừa chơi đồ chơi vừa săm soi tìm hiểu chúng kỹ lưỡng.
- Bộc lộ rõ ý muốn tự mình đút ăn.
Bây giờ bé đã hiểu nghĩa của “được” và “không”, bạn hãy sử dụng chúngthường xuyên.
Hãy lạc quan hơn khi nói “”được” và nghiêm giọng khi nói “không”.
Cố gắng đừng nói “không” một cách bừa bãi, vì bé sẽ nghĩ rằng bạn lạm dụng quyền hành.
Hãy luôn nói “được/Bé ngoan” như một lời khen vào những tình huống thích hợp.
Bé từ 8 – 9 tháng tuổi
Bé đã biết chắc mình là ai và quan hệ với thế giới xung quanh như thế nào.
Vì vậy mà bé:
- Biết cách bộc lộ điều mình không thích – bé sẽ lấy tay che mặt khi không muốn bạn rửa mặt hoặc lấy tay ôm đầu để không cho bạn chải đầu.
- Sẽ lật tấm vải lên để tìm đồ chơi mà bạn giấu dưới đó.
- Tập trung chú ý lâu hơn với món đồ chơi mà bé thích.
- Hiểu ý khi bạn muốn bé làm điều gì, như chìa tay ra để rửa chẳng hạn.
Bé từ 9 – 10 tháng
Bé thích phô diễn sự hiểu biết của mình.
Hãy xem cách mà bé:
- Ngày càng quen với nếp sinh hoạt hàng ngày và thích như vậy.
- Giơ chân lên khi bạn cởi quần cho bé hoặc chìa tay ra để bạn tròng tay áo vào.
- Vẫy tay chào khi bạn nói “bái bai”.
- Biết con thú nhồi bông mà mình thích và vỗ vào nó khi bạn nói “Chú gấu bông dễ thương”.
- Nhớ các động tác và vần điệu của các bài hát mẫu giáo quen thuộc.
- Thích các món đồ chơi phát tiếng kêu – bé sẽ săm soi chúng và tìm nơi phát ra âm thanh.
- Kéo áo bạn để gây chú ý.
Bé từ 10 – 11 tháng tuổi
Khả năng hiểu khái niệm và nhận thức của bé ngày càng sắc bén hơn, vì thế cho nên bé:
- Chỉ vào vật quen thuộc trong sách mà bé thích.
- Hiểu rằng con mèo trong sách, con mèo đồ chơi và con mèo thật đều là mèo, tuy chúng khác xa nhau.
- Thích chơi những trò có liên quan đến khái niệm tương phản, như nóng/lạnh, nhám/nhẵn, tròn/vuông, to/nhỏ, nhất là khi xem sách và muốn lật sang trang thật nhanh.
- Đang học về nhân và quả: đánh rơi đồ chơi thì mẹ nhặt lên, gõ trống thì nghe ầm ĩ, lắc lục lạc thì nghe kêu
- Thích sắp đồ vào thùng và lấy ra, rót nước vào và đổ nước ra khỏi ca.
- Bé đã quen với những khái niệm khác nhau.
- Chơi với nước và cát giúp cho bé có khái niệm về đầy, rỗng…
- Bé biết lật sách nên hãy dành nhiều thời gian yên tĩnh cùng bé xem sách.
Đồ chơi thích hợp : Sách có nhiều hình vẽ.
Bé từ 11 – 12 tháng tuổi
Có thể bạn sẽ không nhận thấy sự thay đổi đáng kể nào trong hành vi của bé từ tháng tuổi thứ 11 sang tháng tuổi thứ 12, tuy nhiên bé đang phát triển rất nhanh.
Bây giờ bé:
- Có thể theo dõi vật chuyển động nhanh bằng mắt.
- Có thể phán đoán các kích cỡ khác nhau ở khoảng cách xa.
- Dùng trí nhớ và kinh nghiệm để che đậy phản ứng của mình.
- Có thể biết đóng kịch, như giả vờ uống nước trong tách.
- Lắng nghe các câu chuyện ngắn từ đầu đến cuối.
- Rất mê sách.
- Thử nghiệm về nhân quả – Nhấn chìm đồ chơi xuống nước để xem điều gì xảy ra.
(theo mangthai)