‘Phương kế’ cho mẹ bầu bị đau hông

‘Phương kế’ cho mẹ bầu bị đau hông

Đối phó với cơn đau hông khi mang thai sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn nữa.

Chứng đau hông ở bà bầu

Trong thời gian mang bầu, các chị em
thường phải đối mặt với nhiều cơn đau. Trong số đó có cơn đau hông và
lan xuống vùng dưới hông. Một số người còn cảm nhận được cơn đau  ê ẩm
nơi thắt lưng. Những cơn đau hông buốt và nhói này xuất hiện thường
xuyên, liên tục ở các mẹ bầu tăng cân quá mức, mẹ bầu mang song thai,
đa thai, mẹ bầu hay vận động nặng…

Chị Thủy (Đống Đa, Hà Nội) đang mang bầu ở tháng thứ năm. Từ những tháng
đầu tiên của thai kỳ, chị Thủy đã thường xuyên bị những cơn đau nhức
vùng hông ghé thăm: “Vẫn biết khi mang thai, các mẹ bầu ai cũng thường
bị đau lưng, đau hông vào đầu hoặc cuối thai kỳ, gây nên cảm giác đau
mỏi toàn thân. Vấn đề này thì chỉ có những mẹ đã từng rơi vào hoàn cảnh
ấy mới thấu hiểu hết nỗi khổ của chứng đau hông hoành hành. Nhiều khi
cảm giác đau nhức như kiến chích, kim châm và không liên tục ở khắp sống
lưng lan sang cả vùng hông khiến mình khó chịu, chẳng làm được gì ra
hồn cả”, chị Ngọc chia sẻ.

'Phương kế' cho mẹ bầu bị đau hông - 1
Mẹ bầu phải đối phó với những cơn đau hông đến thường xuyên, khi thai nhi phát triển tới một mức độ nhất định. (ảnh minh họa)

Mẹ bầu phải đối phó với những cơn đau
hông đến thường xuyên, khi thai nhi phát triển tới một mức độ nhất định.
Đây là dấu hiệu bình thường do xương chậu phải chuẩn bị cho ngày sinh
nở. Hormone khi mang bầu làm lỏng các dây chằng, làm mềm xương chậu và
khiến khung xương ở đây có chút ít thay đổi về kết cấu.

”Phương kế” cho mẹ bầu bị đau hông

* Chườm mát

Dùng túi mát, chườm lên vùng xương sườn
bị đau sẽ khiến mẹ bầu dễ chịu hơn. Nếu bị đau ở cả hai bên sườn, nên
chườm mát thay phiên nhau, từ bên trái sang bên phải. Chị em có thể sử
dụng túi mát, chườm trực tiếp vào sườn hoặc chườm qua một lớp áo mỏng.

* Tập luyện, vận động

Những mẹ bầu công sở, một ngày ngồi quá nhiều, giữa giờ nên đi lại, vận
động, hoặc có thể dùng gối để ngồi và tựa. Nên vận động đôi chân một
chút thay vì đứng hoặc ngồi quá lâu.

Tập thể dục đều đặn cũng có tác dụng
giảm thiểu những cơn đau vùng hông. Tập thể dục còn giúp kiểm soát trọng
lượng và giảm thiếu chứng phù nề, tránh được áp lực và những cơn đau
lên vùng xương chậu.

Bơi lội là môn thể thao rất hữu ích cho phụ nữ
mang thai, đặc biệt những người bị chứng đau hông. Một số phụ nữ cho
biết, tập yoga trước khi sinh cũng giúp họ cảm thấy thư giãn và thoải
mái hơn. Chị em cũng có thể đến một trung tâm y tế để được massage bởi
những nhà chuyên môn. Trong trường hợp đau hông nghiêm trọng, còn có
thể phải sử dụng đến phương pháp cuối cùng là dùng vật lý trị liệu với
những bài tập đặc biệt giúp tăng cường bụng, lưng dưới và sàn chậu.

'Phương kế' cho mẹ bầu bị đau hông - 2
Khi nghỉ ngơi, mẹ bầu nên thay đổi tư thế ngủ hợp lý giữa các thời kỳ. (ảnh minh họa)

Bên cạnh đi bộ và luyện tâp yoga, mẹ bầu
cũng nên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh những cơn đau hông trong
giấc ngủ. Đi bộ giúp lưu thông huyết mạch, thư giãn và giảm thiểu những
cơn đau cho cơ thể.

* Lưu ý khi làm đẹp

Mẹ bầu nên chọn trang phục thoải mái, nhẹ nhàng nên mặc quần áo rộng
rãi, tránh những chiếc áo bầu chật chội, tránh việc cơ thể bị gò bó. Mẹ
bầu không nên đi những đôi giày cao gót, khiến cho cơ thể mẹ bầu mất cân
bằng, xương chậu bị nghiêng sẽ xuất hiện cơn đau. Như trên chúng ta đã
nói, dây thần kinh hông chạy từ cổ tử cung xuống tận chân, nên đi giầy
chật quá khiến chân bị thương, thì những cơn đau hông cũng từ đó xuất
hiện.

* Thời gian nghỉ ngơi phù hợp

Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý không nên đứng và ngồi quá nhiều
trong ngày. Khi nghỉ ngơi, mẹ bầu nên thay đổi tư thế ngủ hợp lý giữa
các thời kỳ. Ngủ đúng tư thế sẽ xoa dịu các cơn đau hông. Khi nằm, hãy
kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của
bạn. Cách này làm giảm áp lực lên hông và tạm thời giảm cơn đau. Ngoài
ra, chị em có thể nằm nghiêng ở bên sườn bị đau cũng giúp dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý không được lao động quá sức, hạn chế những
tác động bên ngoài lên bụng và hông. Nếu phải đứng trong thời gian dài,
thử dồn trọng lượng cơ thể vào một chân, chân còn lại được nghỉ ngơi
bằng cách kê chân lên một cái hộp hoặc một đồ vật chắc chắn, thấp. Nên
đổi chân thường xuyên. Nếu muốn nghỉ ngơi trên giường hoặc ghế dài, các
mẹ trải một lớp đệm mỏng phía dưới.

* Tránh tăng cân quá mức

Trọng lượng tăng quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tổn thương các đốt
sống, xương chậu. Vì vậy, các mẹ nên cân đối ăn uống để tăng cân từ từ
theo tuần tuổi của thai nhi.

Với những “phương kế” trên đây, hy vọng sẽ giúp các mẹ đối phó với cảm giác khó chịu của chứng đau hông trong suốt thai kỳ!

Theo Eva