Thai nhi hoạt động trong bụng mẹ như thế nào?

Thai nhi hoạt động trong bụng mẹ như thế nào?

Sau khi được hình thành, phôi thai phát triển và ngày càng lớn dần lên về kích thước cũng như khối lượng. Cùng với đó, thai nhi bắt đầu tăng dần các hoạt động của mình ở trong tử cung của mẹ.

Một số chuyên gia sau khi nghiên cứu đã phát hiện ra một số hoạt động
của thai nhi , các hoạt động này phát triển dần theo các tuần hoặc
tháng mang thai.

– Tháng thứ nhất: Khi người mẹ có thể dùng que thử thai hoặc dựa vào
dấu hiệu chậm kinh để biết mình có thai thì thai nhi cũng bắt đầu xuất
hiện các nhúc nhích trong bụng người mẹ. Đây là vận động nguyên thuỷ,
thai nhi đã có xương sống.

– Tháng thứ 2, thai nhi có thể tiến hành hoạt động bơi trong nước ối.
Đến cuối tuần thứ 8 thai nhi có thể cảm thấy da đau, ngứa. Lúc này tiến
hành kích thích da làm thúc đẩy đại não phát triển.

– Tháng thứ 3: Lúc này thai nhi xảy ra quá trình phát triển thần kinh
trong đó có các neurons (tế bào thần kinh) và glia (tế bào mô đệm thần
kinh – là hai loại tế bào thần kinh chính) được hình thành.

– Khi thai nhi bước sang tháng thứ 4 và thứ 5 : tai của thai nhi có
thể nghe thấy tiếng động ngoài tử cung. Nếu nghe thấy tiếng động quá
mạnh thai nhi sẽ giật mạnh. Khả năng nhớ của não thai nhi xuất hiện bắt
đầu vào tháng này. Thai nhi nếu nghe thấy nhiều tiếng mẹ thì có thể nhận
ra, khiến thai có cảm giác yên tâm. Lúc này sau khi thai nhi uống nước
ối vào, qua ruột non, thận bắt đầu làm việc, thai nhi tiểu tiện trong
nước ối.

Thai nhi hoạt động trong bụng mẹ như thế nào? - Mẹ và Bé - Bà bầu cần biết - Sự phát triển của thai nhi

Cường độ hoạt động của thai nhi tăng dần theo tuổi thai

– Tháng thứ 6: Lúc thai phụ cảm giác thấy thai cử động mạnh đó là
thai nhi dùng đang dùng chân đạp vào thành tử cung của người mẹ, vận
động của thai nhi khiến nước ối dao động, có thể kích thích vào da của
thai đẫn đến tác động vào đại não, thúc đẩy đại não phát triển. Lúc này
khứu giác của thai nhi bắt đầu phát triến, thai nhi trong nước ối có thể
ngửi thấy mùi của mẹ và ghi nhớ trong não.

– Tháng thứ 7: thai nhi có khá năng nhìn. Thông qua sinh hoạt của mẹ,
thai nhi vận động não trái biết được chu kì ngày – đêm và phân biệt
được sáng – tối. Bởi chức năng thị giác tương đối phức tạp nên khi được 8
tuổi mới có thể hoàn thiện. Hơn nữa, thai nhi sẽ biểu hiện phản ứng vui
mừng hoặc tức giận khi nghe tiếng động của thế giới bên ngoài. Nếu
không thai nhi cũng có thể sẽ dùng động tác mút tay để phản ứng lại.

– Tháng thứ 8: Thai nhi có thể phân biệt được tiếng bố mẹ, nhận ra độ
mạnh yếu và cao thấp của âm điệu và các loại tiếng động. Ngoài ra nếu
tử cung phát sinh co hoặc chịu áp lực từ bên ngoài thai nhi sẽ đạp mạnh
vào thành tử cung biểu thị phản kháng. Thời gian này, tế bào vị giác của
thai nhi đã phát triển, đến tuần thứ 30 thai có thể phân biệt được vị
đắng, ngọt. Khi gặp vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nhanh hơn và phản ứng lại
ngay khi gặp vị đắng. Trong thời gian này thai nhi còn cảm nhận được và
phản ứng với trạng thái tình cảm của mẹ. Thai nhi từ tuần 32 trở đi có
thể nhận ra được tiếng mẹ.

Giúp thai nhi vận động tốt hơn

Cùng với quá trình dưỡng thai, bố mẹ có thể dạy thai theo sự phát triển của thai. Sau đây là một vài chú ý:

– Khi mang thai từ tháng thứ 4 bạn nên thường xuyên nói chuyện với
thai nhi. Qua nhiều lần nói chuyện có thể nảy sinh phản xạ có điều kiện ở
hệ thần kinh sau khi sinh ra trẻ có thể vẫn nhớ được. Do vậy thời gian
mang thai nên dùng lời nói tốt đẹp để nói chuyện với thai. Đồng thời đọc
những câu chuyện, tư liệu mang tính chất giáo dục thai.

– Âm nhạc có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển của thai nhi.
Những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái vừa giúp mẹ vui vẻ, thư thái vừa có thể
khiến thai nhi nảy sinh cảm giác an toàn. Ngoài ra còn giúp nhịp thai
của tim đập đều đặn. Bên cạnh đó tiết tấu của bản nhạc có thể thúc đẩy
đại não của thai nhi phát triển.

– Có rất nhiều thai phụ có thói quen xoa bụng. Đây là một thói quen
tốt nhằm thúc đấy các hoạt động của thai. Xoa không chỉ tăng thêm sự
tiếp xúc giữa mẹ và con, làm người mẹ nảy sinh cảm giác tự hào mà còn có
tốt cho sự phát triển trí tuệ của thai. Xoa là đem tín hiệu yêu thương
vào trong cơ thể, kích thích này sẽ được ghi nhớ vào đại não của thai
nhi. Kích thích càng nhiều, ghi nhớ càng nhiều và giúp trí tuệ thai nhi
phát triển càng nhanh. Đứa trẻ sinh ra sẽ thông minh và sống tình cảm
hơn. Tuy nhiên, với những thai phụ gặp các vấn đề khi mang thai như đã
từng xảy thai, đẻ non hay động thai… thì không nên xoa bụng. Bình
thường, bạn nên bắt đầu xoa bụng từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn không
nên xoa bụng quá 3 lần/ngày và mỗi lần không nên vượt quá 10 phút, mọi
động tác phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không xoa mạnh.

Như vậy mặc dù trong bụng mẹ nhưng thai nhi đã có rất nhiều hoạt
động. Bên cạnh những cử động như “máy” bụng thai nhi còn phát triển và
tăng dần các hoạt động khác về tinh thần và trí tuệ. Do vậy cha mẹ trẻ
nên chú ý đến điều này để có thể dạy con yêu của mình từ khi còn trong
bụng mẹ.

( theo hanhphucgiadinh)